Loading...
 

Người đếm từ đệm

 

Từ đệm là tất cả những từ, âm thanh hay cử chỉ thừa (không bổ sung thêm bất kỳ ý nghĩa nào) cho bài nói, làm giảm hiệu quả của bài nói, và đôi khi (khi lạm dụng) thậm chí còn làm giảm uy quyền hoặc uy tín của người nói. Các từ đệm phổ biến là:

 

  • Vì vậy, bạn biết đấy, ý tôi là, ok?, về cơ bản là, phải không?, à…, ý tôi là
  • Ờ, ờm, à
  • Lặp lại "Và sau đó anh ta nói...nói: 'Bạn đang làm gì ở đây vậy?'"
  • Nguyên âm dài: "Tôi sẽ đóng cửa ba cơ quan, thương mại, giáo dục vàààààààà"
  • Tặc lưỡi hoặc các âm thanh tương tự khác
  • Khoảng lặng hoặc khoảng dừng quá lâu.
  • Các cử chỉ lặp đi lặp lại, chẳng hạn như liên tục gật đầu hoặc chỉnh cà vạt hay đồng hồ.

 

Lưu ý rằng những người nói các ngôn ngữ khác nhau sử dụng các từ đệm khác nhau và một số người nói cũng phát triển bộ từ đệm riêng của "cá nhân" họ.

Vai trò của bạn với tư cách người đếm từ đệm là lắng nghe cẩn thận từng người nói và ghi lại tất cả các trường hợp mà từ đệm được sử dụng và loại từ đệm đó là gì. Cuối cuộc họp, bạn báo cáo kết quả. Thông thường, Người đếm từ đệm và Nhà văn phạm là cùng một người và trên thực tế chỉ là một vai trò.

Đầu cuộc họp, bạn sẽ được Người chủ trì cuộc họp mời lên giải thích về vai trò của mình. Cố gắng không chỉ giải thích về những gì bạn sẽ làm, mà còn tại sao có những từ đệm trong suốt bài nói lại là điều không nên.

Một số câu lạc bộ có truyền thống buộc những người tham gia phải "nộp tiền" theo nghĩa đen cho các từ đệm họ sử dụng – đối với mỗi trường hợp từ đệm, họ có thể phải nộp 0,10€ hoặc 0,15$, hay bất kỳ số tiền nào mà câu lạc bộ quyết định. Việc này thường làm giảm số lượng từ đệm khá nhanh. Nếu câu lạc bộ của bạn thực hiện như vậy, thì bạn nên đề cập đến điều đó trong cả mô tả ban đầu về vai trò lẫn báo cáo cuối buổi của mình.

Một số câu lạc bộ thích rung chiếc chuông nhỏ mỗi khi người nói sử dụng một từ đệm, lên đến một số lượng nhất định. Đôi khi kỹ thuật này chỉ được sử dụng cho những người nói có ít nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi khuyên bạn không nên gây ra bất kỳ sự gián đoạn nào như vậy, vì chúng không chỉ làm khán giả mất tập trung mà còn có thể gây ra "hiệu ứng tầng", trong đó người nói bị mất dòng suy nghĩ và do dự, vì thế mà còn nói nhiều từ đệm hơn, gây ra nhiều tiếng chuông hơn, và cứ thế trong một vòng luẩn quẩn.

 


Contributors to this page: nga nguyen and agora .
Page last modified on Monday November 15, 2021 16:07:26 CET by nga nguyen.